Bảo mật hệ thống trong phần mềm quản lý bán hàng

{[['']]}
Một phần mềm quản lý bán hàng cần phải chú trọng đến vấn đề bảo mật hệ thống để đảm bảo dữ liệu của công ty. Bảo mật hệ thống cần chú ý một số vấn đề sau:

1. Kết nối cơ sở dữ liệu
Các chương trình không chú ý đến vấn đề bảo mật có thể mắc lỗi sơ đẳng là người dùng chỉ cần mở các file config là có thể biết được kết nối vào cơ sở dữ liệu thế nào (máy nào chứa cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu gì, tên đăng nhập, mật khẩu…)
Giải quyết: cần mã hóa tất cả các thông tin kết nối vào cơ sở dữ liệu.
2. Tên bảng, tên cột trong cơ sở dữ liệu dễ tìm, dễ hiểu
Các tên bảng như NGUOI_DUNG, GIAO_DICH… và tên cột như PASSWORD, PHAN_QUYEN, SO_LUONG, GIA TIEN… quá dễ dàng sẽ làm người quản trị cơ sở dữ liệu hay bất kỳ người nào kết nối vào được cơ sở dữ liệu có thể chỉnh sửa các thông tin Giao Dịch hoặc Quyền làm ảnh hưởng đến dữ liệu hoặc truy cập bất hợp lệ vào chương trình
Giải quyết: cần mã hóa tên bảng, tên cột trong database.
3. Thay đổi dữ liệu mà không thông qua hệ thống
Nếu một ngày phát sinh hàng trăm, thậm chí hàng ngàn giao dịch. Khi người bán hàng, nhập dữ liệu là bán 3 cái với giá là 200 USD và in hóa đơn ra cho khách hàng. Sau đó thì vào trực tiếp database và chỉnh sửa dữ liệu lại còn 150 USD thì khó có khả năng đối chiếu giữa máy và giao dịch thực tế.
Giải quyết: phải có công cụ theo dõi các dữ liệu kho và bán hàng bị chỉnh sửa mà không thông qua hệ thống.
4. Mật mã, quyền và phân quyền
Vấn đề 1: Mật mã người dùng không được mã hóa hoặc mã hóa sơ sài. Người nào truy suất trực tiếp vào cơ sở dữ liệu (quản trị cơ sở dữ liệu, người hack vào hệ thống….) thì dễ dàng thấy được mật mã để truy cập bất hợp lệ bằng các tài khoản của người dùng có các quyền cao (Quản Trị, giám đốc…) để đánh cắp hoặc thay đổi thông tin một cách bất hợp pháp.
Giải quyết vấn đề 1: chuẩn mã hóa MD5
Vấn đề 2: Quyền được nhìn thấy và chỉnh sửa một cách dễ dàng trong cơ sở dữ liệu. Ví dụ một người truy xuất trực tiếp vào cơ sở dữ liệu có thể thấy được User A có quyền gì và truy cập được vào trang nào thì sẽ dễ dàng tạo một User mới có các quyền đó mà không thông qua chương trình để truy cập bất hợp lệ vào hệ thống.
Giải quyết vấn đề 2: mã hóa quyền và các chi tiết phân quyền.
5. Phân quyền
Phân quyền phải đủ chi tiết. Một trang quản trị phải có 4 quyền: xem, xóa, sửa và thêm mới. Một báo cáo phải có 3 quyền: xem, in và xuất excel. Chi tiết như vậy thì mới có thể kiểm soát truy cập một cách cẳn kẽ và đầy đủ để tránh thất thoát dữ liệu
Đại Đoàn Gia Software chuyên cung cấp Phần Mềm Quản Lý Bán Hàng, các giải pháp quản lý, bán hàng cho doanh nghiệp, phần mềm quản lý bán hàng của Đại Đoàn Gia có khả năng bảo mật, an toàn dữ liệu cao giúp doanh nghiệp được vận hành xuyên suốt và an toàn. Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm cũng như các vấn đề an toàn dữ liệu, sao lưu dự phòng Quý KH có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia của chúng tôi.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ:
ĐẠI ĐOÀN GIA SOFTWARE
ÐC: 16 Hòa Sơn , Chúc Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội
ÐT: 04 63 26 68 68 — Fax: 04 63 26 66 88
DĐ: 0988 262 368
Share :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013. SALESOFT - All Rights Reserved