NGHIỆP VỤ ĐẶT HÀNG NHÀ CUNG CẤP

{[['']]}
Hàng hóa lưu thông liên tục trong cửa hàng, siêu thị, đặt hàng nhà cung cấp là một nghiệp vụ gần như được thực hiện thường xuyên đối với các cửa hàng lớn. Vậy các bước để thực hiện nghiệp vụ đặt hàng như thế nào trong phần mềm quản lý bán hàng. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
1.    Kiểm tra hàng tồn kho trước khi đặt hàng:
1.1 Kiểm tra  hàng tồn theo kho
Chọn QL kho ===è Báo cáo ==è Tổng hợp hàng tồn theo kho
Xuất hiện cửa số: Tổng hợp hàng tồn theo kho: Bạn có thể bấm chuột vào tên tiêu đề trên các cột để lọc dữ liệu giống như lọc filter trong excel.
Trường hợp bạn muốn 1 cột nào đó nằm gần cột nào để tiện cho việc so sánh thì bạn có thể bấm giữ chuột vào tên tiêu đề để di chuyển cột đến vị trí mong muốn.
1.2 Xem cảnh báo hàng tồn dưới định mức tồn tối thiểu:
Chọn Quản trị ===è Hệ thống cảnh báo ==è Cảnh báo hàng tồn ngoài định mức.
Lưu ý: Để cảnh báo này được chính xác và đầy đủ thì khi bạn khai báo mã hàng hóa phải chọn và khai báo số lượng tồn tối thiểu và tồn tối đa. Phần mềm sẽ căn cứ vào định mức tồn này để cảnh báo. Nếu không chọn định mức thì phần mềm hiểu mã hàng đó là không bị giới hạn số lượng tồn và không đưa vào cảnh báo.

1.3 Kiểm tra báo cáo xuất nhập tồn:
Khi cần thiết bạn có thể kiểm tra báo cáo xuất nhập tồn để biết được mức độ xuất – nhập – tồn hàng hóa như thế nào để có quyết định nhập chính xác hơn:
Chọn QL Kho ===è Báo cáo ===è Báo cáo xuất nhập tồn
Bạn chọn hàng hóa muốn nhập và bấm vào “Xem chi tiết” để biết được chi tiết quá trình xuất nhập tồn của từng mã hàng hóa
1.4 Kiểm tra mức độ tiêu thụ hàng hóa:
Bạn có thể tham khảo thêm các báo cáo bán hàng như:
-          Báo cáo hàng bán chạy:
Chọn Bán hàng ===è Báo cáo ===è Báo cáo hàng bán chạy
-          Báo cáo hàng hóa không có phát sinh:
Chọn Bán hàng ==è Báo cáo ===è Báo cáo hàng hóa không có phát sinh
-          Báo cáo hàng bán bị trả lại:
Chọn Bán hàng ==è Báo cáo ==è Báo cáo hàng bán bị trả lại
-          Báo cáo bán hàng theo giá:
Chọn Bán hàng =è Báo cáo ==è Báo cáo bán hàng theo giá
2.    Xem diễn biến giá nhập
Chọn Mua hàng ===è Báo cáo ===è Xem diễn biến giá nhập
Phần mềm tổng hợp diễn biến giá nhập trong khoảng thời gian bạn chọn

3.    Kiểm tra các đơn đặt hàng:
Kiểm tra xem các đơn đặt hàng đã được giao chưa. Vì đơn đặt hàng thường được cấu hình là không làm tăng kho nên bạn nên kiểm tra tránh việc đinh ninh hàng đã về kho và kiểm tra tồn kho thấy còn ít hàng lại tiến hành đặt mua tiếp, sau đó hàng bị dồn về kho quá nhiều:
Chọn Mua hàng ===è Báo cáo ===è Chi tiết đặt hàng nhà cung cấp
Báo cáo sẽ cho bạn biết những đơn đặt hàng nào đã được giao và những đơn nào chưa được giao. Và mức độ thiếu đủ  thế nào.

4.    Lập  phiếu đặt hàng nhà cung cấp:
Chọn Mua hàng ===è Phiếu đặt hàng nhà cung cấp

Xuất hiện cửa sổ Phiếu đặt hàng Nhà cung cấp
-          Mục ngày tháng: Chọn ngày tháng làm phiếu đặt hàng
-          Mục nhân viên: Chọn đúng tên nhân viên đặt hàng
-          Mục kho hàng: Chọn kho muốn đạt hàng về
-          Mục Nhà cung cấp: Chọn Nhà cung cấp đặt hàng
-          Mục ghi chú: Ghi chú thêm thông tin
-          Mục mã hàng:
+ Cách 1: Chọn mã hàng hóa đặt mua, chọn số lượng, đơn giá, ..=èbấm Chuyển xuống.
+ Cách 2: Bấm vào mục thêm hàng: Cửa sổ Chọn dữ liệu hàng hóa xuất hiện:
 Bạn chọn hàng hóa cần đặt hàng. Và lưu ý Mục Kho hàng và số lượng tồn ở góc trái cửa sổ Chọn dữ liệu hàng hóa sẽ cho bạn biết Hàng hóa cần đặt còn tồn trong kho nào với số lượng bao nhiêu.
Chọn xong hàng hóa cần đặt bạn bấm thoát khỏi cửa số dữ liệu hàng hóa.
-          Kiểm tra giá đặt mua:
Nếu bạn chọn hàng hóa từ mục Thêm hàng thì phần mềm sẽ tự động lấy giá đặt hàng theo giá nhập của nhà cung cấp. Nếu có sự thỏa thuận lại về giá cả, bạn nên kiểm tra giá. Nếu sai thì bạn bấm trực tiếp vào ô giá và sửa lại.
-          Mục ngày hẹn bàn giao: Bạn chọn ngày nhà cung cấp hẹn giao hàng.

Chọn xong các mục ===è Bấm “Lưu” để ghi lưu chứng từ.
Share :

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2013. SALESOFT - All Rights Reserved