Tin Mới

Tăng doanh thu trong vòng 30 ngày?

Con số 30 ngày thoạt nghe có vẻ khó khăn, nhưng mọi việc sẽ trở nên khả thi nếu bạn biết chia tách quy trình tổng thể thành những bước nhỏ hơn và dễ thực hiện hơn. Điều quan trọng bạn cần nhớ là: Hành động là người thầy lớn nhất của chúng ta, và cách duy nhất để chúng ta nhìn thấy sự khác biệt trong công việc bán hàng là phải hành động!

Vậy thì ngay từ bây giờ, hãy hành động theo 10 bước được đề cập dưới đây. Mỗi bước nên được dành vài ngày để hoàn tất và chỉ sau 30 ngày, bạn đã có thể nhận thấy hoạt động kinh doanh đang khởi sắc.

1. Giữ tinh thần lạc quan. Mọi người đều nói tới tầm quan trọng của tinh thần trong hoạt động bạn hàng. Một hành động sẽ giúp bạn giữ tinh thần lạc quan là thái độ chân thành đối với mọi người xung quanh.

Cứ mỗi 30 ngày, bạn lại lên danh sách những người mà bạn dành nhiều thời gian nhất. Đặt một ký hiệu (+) bên cạnh tên của khách hàng quan trọng và giúp đỡ hoạt động kinh doanh của bạn một cách hiệu quả. Bạn cần bổ sung một hoặc hai tên vào danh sách này mỗi tháng. Những người khác trong danh sách có thể có một thái độ tích cực hoặc tiêu cực đối với bạn (nhìn chung là trung lập). Bạn có thể đặt con số 0 bên cạnh tên của họ. Sau đó, có thể có một vài người trong danh sách luôn có thái độ tiêu cực và xem ra muốn hạ bệ bạn. Hãy đặt ký hiệu (-) bên cạnh tên của những người này. Điều này có thể khá khó khăn, nhưng nếu bạn làm được, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy sự khác biệt trong thái độ của bạn cũng như trong cách thức bạn suy nghĩ.

2. Vạch ra các mục tiêu. Nhiều người thường đánh giá quá thấp và sử dụng không đúng cách một trong những công cụ hiệu quả này. Lần cuối cùng bạn ngồi xuống với một tờ giấy trắng và một mục tiêu quan trọng được viết trên đầu trang giấy là khi nào? Bạn sẽ ngạc nhiên với những gì bạn có được sau khi tập trung suy nghĩ từ 15 đến 30 phút mỗi tuần. Bạn hãy cố gắng lên danh sách ít nhất 20 ý tưởng giúp bạn tiến gần hơn tới các mục tiêu bán hàng của bạn. Sau đó lựa chọn một trong số đó để hành động ngay lập tức.

3. Tiếp cận rộng rãi tới các khách hàng. Đây là một kỹ năng quan trọng trong kinh doanh, từ bán hàng, tiếp thị sản phẩm, giúp đỡ công ty tiếp cận các thị trường mới, đến việc có được những khách hàng mới. Bạn có thể đề nghị khách hàng cũ giới thiệu về bạn cho những người quen của họ, gửi đi các thông tin hữu ích tới các khách hàng tiềm năng, và tham dự các buổi triển lãm thương mại lớn tại địa phương,... Bạn có thể giải mã các thông tin quan trọng về khách hàng tiềm năng - chẳng hạn như sở thích, khó khăn kinh doanh và khúc mắc cá nhân của họ là gì - sau đó nghiên cứu thông tin và các dữ liệu khác có thể cần thiết cho khách hàng, bạn sẽ thu hút được sự quan tâm của họ.

4. Đặt ra các câu hỏi. Phần lớn các nhân viên bán hàng đều rất thích được nói, trong khi phần lớn các khách hàng lại thích các nhân viên bán hàng phải lắng nghe họ. Vì vậy, kỹ năng nghe tốt là một phần không thể thiếu để trở thành một nhân viên bán hàng giỏi. Mục đích của việc này là để người đó cho biết thêm thông tin về họ. Các câu hỏi cũng là chìa khoá thành công trong hoạt động bán hàng. Không ai có thể bán được hàng nếu không hiểu về khách hàng và lắng nghe những gì họ nói.

Lần tiếp theo nếu bạn gặp gỡ một khách hàng mới, hãy dành 70% thời gian để nghe khách hàng nói và 30% thời gian để nói chuyện với họ. Hãy tạo mọi điều kiện để các khách hàng có thể giãi bày về các khó khăn, mục tiêu và mối quan tâm của họ.

5. Đưa ra một dịch vụ xuất sắc. Đó là những chi tiết có thể tạo ra sự khác biệt. Một chân lý đã được minh chứng qua thời gian: Lý do quan trọng nhất khiến khách hàng không mua sắm là vì họ cảm thấy bạn không quan tâm tới họ hay thể hiện phân biệt đối xử đối với họ.

Mỗi lần gặp một khách hàng tiềm năng, bạn hãy hỏi họ: “Có bất cứ điều gì tôi chưa làm được mà thực tế tôi có thể làm để phục vụ quý vị tốt hơn không?”. Những gì nhân viên bán hàng nên làm là không ngừng tìm kiếm các vấn đề khúc mắc phát sinh. Vấn đề khúc mắc sẽ trở thành các cơ hội mới, và một khi chúng được giải quyết, bạn sẽ có được một khách hàng trung thành. Đó là vì khách hàng nhận thấy những nỗ lực của bạn và biết được bạn luôn sẵn lòng phục vụ họ.

Bạn hãy lên một danh sách các khách hàng quan trọng nhất, gọi điện cho họ và hỏi: “Có bất cứ điều gì tôi chưa làm được mà thực tế tôi có thể làm để phục vụ quý vị tốt hơn không?”. Bạn không thể mắc sai lầm nếu chính khách hàng nói cho bạn biết bạn cần làm những gì.

6. Khác biệt hoá hoạt động kinh doanh của bạn. Điều gì sẽ khiến bạn nổi bật trong số các đối thủ cạnh tranh? Khách hàng sẽ nhớ đến bạn như thế nào sau khi bốn đối thủ cạnh tranh khác cũng nhập cuộc và bắt đầu tấn công thị trường? Việc bạn hiểu rõ đòi hỏi của khách hàng và các dịch vụ hậu mãi luôn rất quan trọng đối với khách hàng, vì vậy trước mỗi một giao dịch bán hàng, bạn hãy giải thích cho khách hàng về điều này. Có công ty đã phỏng vấn các khách hàng thoả mãn và ghi vào băng, sau đó sử dụng các câu chuyện và lời bình luận của họ để giải tỏa những mối băn khoăn của các khách hàng tiềm năng khác. Không có nhiều công ty làm được như vậy, và nó hoàn toàn có thể giúp bạn nổi bật hơn cả trong nhận thức của khách hàng.

Hãy nghĩ về điều đó: Bạn có thể làm những gì để khác biệt hóa hình ảnh kinh doanh của bạn?

7. Bán giá trị. Có một công ty chuyên về in ấn đã in lên bức tường văn phòng một biểu tượng thể hiện ba ưu điểm nổi bật là Giá cả, Dịch vụ và Chất lượng.

Chất lượng và dịch vụ nổi bật sẽ giúp sản phẩm đạt đến một mức giá nhất định. Bao nhiêu lần bạn mua sắm một sản phẩm hay một dịch vụ mà sau đó thấy rằng sản phẩm có chất lượng quá kém hay dịch vụ không như yêu cầu, bạn không thể gặp được ai để thắc mắc về các vấn đề phát sinh? Khi một khách hàng để ý tới giá cả sản phẩm của bạn, chắc hẳn họ sẽ nghĩ: “Với cùng khoản tiền như thế, bạn sẽ đem lại cho tôi điều gì mà tôi sẽ không thể có được từ các đối thủ cạnh tranh khác?”. Có thể sẽ có ai đó hỏi bạn về ba lý do giải thích tại sao sản phẩm của bạn là độc nhất vô nhị và khiến họ nên mua sắm ngay, vì thế bạn hãy viết ra ít nhất ba lý do khác nhau, và học thuộc chúng.

8. Hoạt động sau bán hàng. Bất cứ khách hàng nào cũng đều muốn cảm thấy quyết định mua sắm của mình là đúng đắn. Việc gọi điện cho khách hàng sau bán hàng, viết một lá thư cảm ơn, hay làm những gì đúng như đã hứa, hoặc đơn giản chỉ hỏi xem ngày đầu tiên của khách hàng diễn ra như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn… sẽ đảm bảo rằng các khách hàng cảm thấy rằng họ được chăm sóc chu đáo và quyết định mua sắm của họ thật sự có một giá trị nào đó.

Hãy hỏi họ: “Sản phẩm/dịch vụ của công ty chúng tôi đáp ứng các nhu cầu cơ bản của quý vị như thế nào?”, “Chúng tôi có thể làm những gì để quý vị tiếp tục quay lại trong những lần mua sắm tiếp theo?”. Bạn cũng nên hỏi khách hàng về thời điểm thích hợp nhất để liên lạc. Với những thông tin này, bạn nên xây dựng một kế hoạch hậu mãi dài hạn phù hợp nhất đối với từng khách hàng.

9. Tạo cảm giác cấp bách. Nhân viên bán hàng dường như luôn thúc giục bản thân không ngừng tiến lên. Họ thường xuyên xem xét lại hoạt động của mình và suy nghĩ về các cách thức khác nhau nhằm thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng và hoàn thành mục tiêu đề ra. Họ kết thúc mọi cuộc gọi với một câu hỏi hay lời trình bày rằng sẽ đi đến giao dịch hoặc sẽ tiếp tục bàn thảo bán hàng. Ví dụ: “Tại sao chúng ta không gặp lại nhau vào tuần tới và xem lại sản phẩm mẫu kỹ lưỡng hơn?” hay “Bước kế tiếp của chúng ta là gì?”. Đôi lúc chúng ta có thể chìm nghỉm trong rất nhiều công việc mà chúng ta cần hỏi bản thân mỗi giờ: “Tôi có thể làm gì ngay bây giờ để có thể sử dụng thời gian một cách hiệu quả nhất”. Sẽ là một ý tưởng tuyệt vời nếu bạn đặt câu hỏi này vào kế hoạch công việc hàng ngày.

10. Biến khó khăn thành cơ hội. Đa phần các nhân viên bán hàng đều biết rằng khó khăn và thách thức là điều không thể tránh khỏi. Và khi bạn bị đánh ngã, lãng quên hay suy thoái, một loạt các tác động tiêu cực sẽ xuất hiện. Điều quan trọng là bạn cần tỉnh táo để đối phó với mọi khó khăn. Như Henry Ford đã từng nói: “Thất bại là cơ hội để bạn bắt đầu lại một cách thông minh hơn”. Khi chúng ta gặp phải khó khăn, chúng ta phải tiếp tục tin tưởng vào các mục tiêu của mình và giữ vững một niềm tin mạnh mẽ. Đừng bao giờ từ bỏ. Một thái độ “tôi sẽ làm được” thể hiện tinh thần trách nhiệm sau những nỗ lực không ngừng nghỉ phục vụ khách hàng, bởi vì niềm tin, sự tín nhiệm và sự gắn kết được đính kèm vào đó.

Ngay từ lúc này, hãy đẩy mạnh hoạt động bán hàng của bạn; gọi điện cho những khách hàng mà bạn tôn trọng để thu thập những nhận định, suy nghĩ của họ cho bước đi kế tiếp; lên danh sách những công việc bạn có thể làm để hướng hoạt động kinh doanh đi đúng hướng,... Cho dù bạn làm bất kể điều gì, đừng bao giờ từ bỏ hoặc để các khó khăn lấy đi những tốt đẹp nhất từ bạn. Việc tấn công chúng bằng những hành động thông minh sẽ loại bỏ mọi khó khăn và thách thức trong chiến lược đẩy mạnh doanh số bán hàng.

Quản trị cửa hàng bán lẻ

Cùng Salesoft tìm hiểu về việc quản trị cửa hàng hay chuỗi cửa hàng bán lẻ nhé:
Sự gia tăng về số lượng cửa hàng sẽ gây nhiều khó khăn cho người quản lý. Làm cách nào quản trị chuỗi cửa hàng bán lẻ là bài toán không dễ trả lời.

Thực tế trên thế giới đã chỉ ra, các nhà bán lẻ khó có kết quả tài chính tốt nếu chỉ kinh doanh 1-2 cửa hàng nhỏ lẻ. Với các cửa hàng đầu tiên, nhà bán lẻ cơ bản là chưa có lãi vì chi phí đầu tư ban đầu cao cũng như "đường cong kinh nghiệm" chưa đủ để có thể quản lý hiệu quả cửa hàng. Hãy nhìn các nhà bán lẻ trên thế giới đã có mặt tại Việt Nam như: Metro, Big C, Parkson... sẽ thấy họ đều phát triển theo chuỗi. Muốn kinh doanh bán lẻ thành công thì phải phát triển theo chuỗi – đó gần như là phương thức tất yếu trong ngành bán lẻ thế giới.

Bước phát triển ngược

Tại Việt Nam, câu chuyện dường như đi ngược lại so với xu hướng của thế giới. Hầu hết các nhà đầu tư cửa hàng bán lẻ thường kinh doanh khá hiệu quả ở cửa hàng đầu tiên. Từ tạp hóa, thời trang, dược phẩm đến café, bán phở… đều kinh doanh có lãi. Nhưng khi nhà đầu tư mở đến cửa hàng thứ 2,3… bắt đầu tỏ ra không hiệu quả, doanh số những cửa hàng mới mở thường nhỏ hơn rất nhiều so với các cửa hàng đầu tiên. Với số lượng cửa hàng tăng lên, tổng doanh thu tăng lên, các chủ cửa hàng dễ dàng hơn trong việc đàm phán với nhà cung cấp về số lượng và giá cả hàng hóa. Tuy nhiên, khi họ mua rẻ được một chút thì các nhà đầu tư bắt đầu rơi tình trạng "không kiểm soát được " chính cửa hàng do mình mở ra. Vậy vấn đề ở đâu? Nó không nằm ở khả năng buôn bán của các chủ cửa hàng mà ở " kỹ năng quản trị cửa hàng " của các nhà đầu tư, quản lí chuỗi cửa hàng bán lẻ. Tại Việt Nam, 90% số điểm bán lẻ là các cửa hàng của hộ gia đình và được mở la liệt khắp nơi, hầu hết ở tình trạng tự phát, thiếu chiến lược, kế hoạch bài bản ngay từ đầu thì việc rơi vào hoàn cảnh "càng lớn – càng khổ", khi cửa hàng càng phát triển – các chủ cửa hàng càng mất sự kiểm soát cũng là điều dễ hiểu.

Lời giải cho bài toán khó

Để giúp các doanh nghiệp bán lẻ, các nhà đầu tư và quản lý cửa hàng có cái nhìn rõ và sâu hơn về quản trị cửa hàng bán lẻ.

Cấp độ 1: Quản trị kết quả tài chính cửa hàng

Ở cấp độ này, người chủ cửa hàng cần quản lý được các chỉ số về tài chính căn bản. Có 3 nhóm chỉ số tài chính mà chủ cửa hàng phải nắm được. Bộ chỉ số thứ nhất về Lãi lỗ: các chỉ số này bao gồm: doanh số, giá vốn hàng bán – số tiền mà các chủ cửa hàng trả các nhà cung cấp, lãi gộp, chi phí cửa hàng, lãi gộp trên doanh số, lãi ròng trên doanh số... Chỉ số này cần được tính cho cửa hàng và từng ngành hàng. Bộ chỉ số thứ hai là về tài sản – hiệu quả đầu tư: có thể kể đến một vài chỉ số đơn giản để quản lý cửa hàng như: tồn kho, các khoản công nợ với khách hàng quen biết, tài sản cố định đầu tư vào cửa hàng, các công cụ, dụng cụ dùng trong cửa hàng, tổng tài sản đầu tư, chỉ số tổng doanh số trên tài sản – để xem 1 đồng tài sản tạo ra mấy đồng doanh số… Bộ chỉ số thứ 3 là về dòng tiền: các chủ cửa hàng cần nắm được dòng tiền vào; dòng tiền ra, tránh rơi vào tình huống "lúc nào cũng có tiền – nhưng khi cần tiền lại không có".

Cấp độ 2: Quản trị sự hài lòng khách hàng

Ở cấp độ này người quản lý, chủ cửa hàng phải quản lý được đối tượng tạo ra doanh thu cho mình, đó là sự hài lòng của khách hàng. Hầu hết các nhà bán lẻ đều cho rằng: "khách hàng là thượng đế". Song thượng đế vào cửa hàng của chúng ta rồi về như thế nào, họ hành xử ra sao khi lựa chọn hàng hóa, yếu tố nào quyết định họ lựa chọn cửa hàng của chúng ta chứ không phải cửa hàng bên cạnh thì hầu như các quản lý cửa hàng và chủ cửa hàng không nắm được rõ hoặc chỉ là phán đoán cá nhân. Họ tới cửa hàng của chúng ta, họ có hài lòng với nhân viên của cửa hàng không, họ có hài lòng về giá cả không, họ có hài lòng về sản phẩm không? Khi khách hàng mang sản phẩm về sử dụng, họ có hài lòng với sản phẩm đấy không. Nếu họ không hài lòng thì mình có cách nào để biết không? Khi không trả lời được các câu hỏi trên thì thực sự chúng ta không thể gọi là bán lẻ được mà phải gọi là "nơi khách hàng đến mua". Cửa hàng bán lẻ sẽ rơi vào tình trạng "há miệng chờ sung".

Theo kinh nghiệm tư vấn của cá nhân tôi cho các doanh nghiệp bán lẻ, thì hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và cửa hàng bán lẻ đều đang lúng túng và bị động ở cấp độ quản trị thứ 2 này. Hiện nay, trên 90% cửa hàng bán thực phẩm và hàng tiêu dùng nhanh là các hộ gia đình. Nếu chúng ta không bắt đầu vào công tác quản trị sự hài lòng của khách hàng ngay từ bây giờ thì khi mà các đại gia về phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi như: 7 Eleven, GS store... vào Việt Nam liệu chúng ta có trở tay kịp?

Vì vậy, các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ, các nhà đầu tư và các quản lý cửa hàng hãy bắt tay ngay vào công tác quản trị sự hài lòng của khách hàng, hãy bắt đầu quan tâm đến việc khách hàng nghĩ gì trước, trong và sau khi rời cửa hàng của mình. Khi đó, thì cửa hàng bán lẻ đã bắt đầu chạm tới cấp độ thứ hai trong quản trị cửa hàng bán lẻ:

Trong số báo tiếp theo, tôi sẽ chia sẻ với quý độc giả hai cấp độ cao hơn của quản trị cửa hàng bán lẻ là Quản trị các quy trình hoat động bán lẻ và Quản trị nhân viên trong cửa hàng bán lẻ. Đây được coi là hai yếu nhất của các cửa hàng bán lẻ truyền thống tại Việt Nam, nhưng lại là điểm mạnh nhất của các chuỗi cửa hàng bán lẻ trên thế giới khi họ thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Chuỗi cửa hàng bán lẻ: Con người hay hệ thống?

Các cửa hàng bán lẻ của chúng ta làm việc hoàn toàn dựa theo thói quen. Trong khi đó, chuỗi cửa hàng bán lẻ nước ngoài làm theo kỹ năng được đào tạo ngay từ đầu.

Quý vị hãy thử nghiệm ở 2 địa điểm khác nhau: một bên là quán cơm bình dân, một cửa hàng ăn sáng như: bún, phở hoặc bánh mì; bên kia là cửa hàng bán đồ ăn nhanh KCP hoặc Loteria. Khi vào quán cơm bình dân hoặc quán phở, chúng ta sẽ phải tự chọn và quyết định sẽ ngồi đâu. Nếu quán đông quá, khách hàng phải đứng đợi người khác ăn xong rồi ngồi thế vào đó. Chúng ta phải tự gọi suất ăn và phiền toái sẽ tới nếu quán quá đông hoặc món mà bạn gọi có thể đã hết. Còn nếu vào một quán ăn nhanh, bạn sẽ được người bảo vệ hoặc nhân viên nhà hàng cho biết, cần để xe ở đâu, chỗ ngồi nào dành cho bạn. Khi gọi đồ ăn, nhân viên sẽ nói cho bạn biết, bao lâu nữa món ăn sẽ có. Khi thanh toán, bạn đưa tờ 200.000 đồng, sẽ nhận được thông tin rõ ràng: "Em nhận của anh (chị) 200.000 đồng. Suất ăn của anh (chị) là 80.000 đồng. Em xin gửi trả lại anh chị 120.000 đồng", kèm thêm câu: " Chúc anh chị ngon miệng". Như vậy, chúng ta thấy ngay sự khác biệt ở từng chi tiết trong kỹ năng bán lẻ của 2 kiểu cửa hàng, nhưng là tạo sự khác biệt rất lớn. Đó chính là cấp độ số 3 trong "quản trị quy trình" hoạt động cửa hàng bán lẻ. Để làm được điều này hoàn toàn không khó khi quy mô cửa hàng chỉ có vài chục hoặc 100-200 m2, hàng hóa cũng chỉ khoảng 5.000-7.000 mã hàng thì việc quản trị quy trình hoạt động là hoàn toàn dễ dàng. Có thể kể đến một số "quy trình hoạt động" mà các cửa hàng bán lẻ phải có để gây ấn tượng cho khách hàng như: quy trình đón tiếp khách hàng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, giới thiệu sản phẩm, bảo hành, giải quyết khiếu nại, chăm sóc khách hàng thân thiết...

Để quản trị được kết quả tài chính cần có một số quy trình như: mua hàng của nhà cung cấp, thanh toán với nhà cung cấp, nhập hàng, kiểm kê, thu ngân… Trong quá trình tư vấn cho các doanh nghiệp bán lẻ tôi nhận thấy, để làm được điều này các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ có hai cách sau:

Thứ nhất:

Cửa hàng bán lẻ phải tự bắt tay vào xây dựng các quy trình này. Thực tế các doanh nghiệp, các cửa hàng vẫn làm hoặc đã làm nhiều lần. Tuy nhiên, do không hệ thống hóa thành văn bản nên mọi người thường làm theo kinh nghiệm tự phát. Để chuẩn hóa lại, các chủ doanh nghiệp nên đưa ra tên các quy trình cần xây dựng như tôi đã liệt kê ở trên. Sau đó, hàng tuần cửa hàng viết lại rồi họp thống nhất. Dần dần, sau một thời gian cửa hàng cũng hoàn thiện được quy trình quản lý cửa hàng. Cách làm này có nhược điểm là lâu, nhưng ưu điểm là làm tới đâu chắc tới đó.

Thứ hai:

Cửa hàng bán lẻ có thể mời 1- 2 chuyên gia giỏi tư vấn giúp mình về quản trị cửa hàng bán lẻ. Cách làm này có ưu điểm là nhanh chóng chuẩn hóa hoạt động của cửa hàng. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của cách làm này là nếu chuyên gia tư vấn không giỏi, họ áp đặt một mô hình nào đó có sẵn vào doanh nghiệp thì rất dễ xảy tình trạng mô hình đó không sai, nhưng lại không phù hợp với cửa hàng.

Vì vậy tôi thấy rằng, các doanh nghiệp bán lẻ thành công trong việc xây dựng quy trình quản trị cửa hàng bán lẻ của mình thường phối hợp cả 2 phương pháp trên. Điều đó tránh cho doanh nghiệp bán lẻ tự xây dựng quy trình theo cảm tính hay chủ quan. Đồng thời, các doanh nghiệp và các cửa hàng bán lẻ cũng tránh rơi vào thế mời tư vấn không phù hợp với thực tế doanh nghiệp. Đồng thời với cách làm này, chi phí cũng ở mức phù hợp.

Đó là phần xây dựng quy trình hoạt động cửa hàng bán lẻ. Các quy trình này hầu hết gắn liền với hoạt động của con người. Vì vậy cấp độ thứ 4 - cấp độ cao nhất trong quản trị của hàng bán lẻ được gọi là "Quản trị phát triển nhân viên bán lẻ".

Quản trị phát triển nhân viên bán lẻ là cấp độ khó khăn nhất, nhưng lại là cấp độ quan trọng nhất trong việc phát triển chuỗi cửa hàng bán lẻ. Rõ ràng các cửa hàng bán lẻ của KFC, Lotteria hay Parkson, Big C, Metro... đều được vận hành cùng một quy trình giống nhau, nhưng mức độ hài lòng của khách đối với các cửa hàng đó cũng khác nhau. Cái đó là do nhân viên cung cấp dịch vụ bán lẻ ở các cửa hàng đó quyết định. Vì vậy, quản trị phát triển nhân viên bán lẻ là công việc hàng ngày của các nhà quản lý.

Quản trị phát triển nhân viên bán lẻ không chỉ dừng lại ở việc đào tạo kiến thức ngành, kỹ năng phục vụ mà còn ở thái độ phục vụ. Một khó khăn ở Việt Nam hiện nay là đa số nhân viên làm trong ngành bán lẻ đều coi công việc của mình đang làm là "công việc tạm thời" trong khi chưa tìm được việc khác tốt hơn. Chính vì lý do đó, cả chủ cửa hàng, người quản lý còn e ngại việc phát triển nhân viên bán lẻ. Bởi vì, những người lãnh đạo không biết liệu đào tạo, truyền nghề cho nhân viên thành thục rồi họ có gắn bó lâu dài không? Hay khi "đủ lông, đủ cánh" họ lại mở cửa hàng cạnh tranh trực tiếp với mình? Đó cũng là một rào cản cho việc phát triển nhân viên bán lẻ.

Tuy nhiên, nếu chúng ta (các doanh nghiệp bán lẻ, chủ cửa hàng bán lẻ) không phát triển đội ngũ của mình thì lấy ai quản lý các cửa hàng tiếp theo khi mở ra chuỗi cửa hàng? Tại McDonald – chuỗi cửa hàng bán thức ăn nhanh trên toàn thế giới với 31.000 cửa hàng trên 119 quốc gia, tất cả nhân viên đều phải được đào tạo trong thời gian từ 3- 6 tháng. Sau khi được cấp chứng chỉ, nhân viên đủ điều kiện làm việc trong bất kỳ cửa hàng nào của McDonald.

Tại Việt Nam, tôi đã cùng cộng tác trong quá trình đào tạo và tư vấn cho các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ kể cả doanh nghiệp nước ngoài như chuỗi cửa hàng bán xe máy Piaggio Vespa. Tôi nhận thấy rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã làm được điều này. Với chuỗi cửa hàng bán lẻ ngày càng phát triển, Viettel store thường xuyên mở các lớp đào tạo cho cửa hàng trưởng, các trưởng ca; đào tạo các lớp "cửa hàng trường tiềm năng" để có thể tiếp nhận quản lý các cửa hàng mới mở.
Kinh doanh bán lẻ có đặc thù riêng là 24 giờ/ngày và 7 ngày trong tuần. Cuối tuần, mọi người được nghỉ thì các chủ cửa hàng, các quản lý cửa hàng lại phải làm việc nhiều hơn. Đa phần các cửa hàng bán lẻ ở Việt Nam phụ thuộc hoàn toàn vào người chủ cửa hàng hoặc một số nhân sự chủ chốt. Các chủ cửa hàng bán lẻ sau một thời gian làm việc cảm thấy mệt mỏi trên chính cửa hàng hoặc doanh nghiệp bán lẻ do mình mở ra. Để tránh rơi vào tình trạng đó, các chủ cửa hàng bán lẻ, các nhà quản lý cần bắt tay vào quản trị dựa trên quy trình hoạt động và phát triển nhân viên.

Hệ thống bán lẻ hiện đại: Cầu nối cho hàng Việt

Chỉ tính trong tháng 5, thị trường bán lẻ đã có thêm nhiều siêu thị, cửa hàng thuộc kênh phân phối hiện đại. Không thể phủ nhận những hiệu quả lớn mà kênh phân phối bán lẻ hiện đại mang lại cho hàng Việt, tuy nhiên để chiếm lĩnh tốt hơn hệ thống phân phối này, còn nhiều việc doanh nghiệp (DN) "nội" phải làm.

Khách chọn mua hàng Việt Nam tại siêu thị BigC. Ảnh: Khánh Nguyên 
Những dự báo không mấy khả quan về tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước năm 2013 dường như không làm nản lòng các nhà bán lẻ trong và ngoài nước khi những kế hoạch mở rộng chuỗi cửa hàng đã, đang được thực hiện. Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các DN bán lẻ, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh nội địa, nhất là tăng cường bán lẻ tại thị trường trong nước, tập trung vào khu vực ngoại thành Hà Nội, thông qua việc xây dựng, mở rộng hệ thống phân phối, cửa hàng tiện ích, siêu thị mang thương hiệu "Hapromart". Bên cạnh đó là việc phát triển hệ thống trung tâm thương mại, chuỗi cửa hàng tổng hợp, chuyên doanh rộng khắp các tỉnh, thành phố. Ngoài ra, chỉ trong vòng chục ngày (từ ngày 19 đến ngày 29-5), hệ thống siêu thị BigC khai trương liên tiếp hai siêu thị tại thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) và Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), nâng tổng số siêu thị trong hệ thống từ 19 lên 24 và dự kiến tiếp tục mở thêm siêu thị BigC tại các tỉnh, thành phố khác trong năm nay. Cũng vào giữa tháng 5, liên doanh Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và đối tác NTUC FairPrice (Singapore) đã cho "ra đời" đại siêu thị Co.op Xtra Plus tại quận Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh). Điểm khác biệt của đại siêu thị này là kinh doanh theo mô hình vừa bán lẻ, vừa phân phối số lượng lớn nhằm đáp ứng mọi phân khúc khách hàng, từ người tiêu dùng (NTD) mua lẻ đến khách hàng DN, tiểu thương… Từ nay đến cuối năm 2013, các nhà bán lẻ tiếp tục đầu tư thêm nhiều siêu thị, cửa hàng mới. Trong đó, nhà bán lẻ Saigon Co.op đặt mục tiêu có thêm 9 siêu thị Co.op và 24 cửa hàng thực phẩm Co.op Food; Hệ thống siêu thị Vinatexmart hiện đã có 82 siêu thị tại 13 tỉnh, thành phố trên cả nước và sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới bán hàng tại các quận, huyện vùng ven TP Hồ Chí Minh…

Điều đáng nói là, tại các kênh phân phối này, hệ thống hàng Việt đang có xu hướng tăng lên rõ rệt. Nếu như vào những năm 2006, tỷ trọng hàng Việt trong siêu thị chỉ khoảng 50%, thì đến nay, tỷ lệ này đã tăng lên 80-90%. Thậm chí, có những siêu thị có đến 100% hàng Việt như hệ thống Vinatexmart, Co.opmart, BigC… Tại các hệ thống bán lẻ hiện đại này, các sản phẩm Việt như hàng gia dụng, thời trang, thực phẩm… ngày càng được NTD tin tưởng, lựa chọn. Điều này cho thấy, hàng Việt đang đứng trước cơ hội tiêu thụ rất lớn, nhất là trong bối cảnh hàng tồn kho nhiều và kéo dài như hiện nay. Theo chương trình hoạt động trong năm 2013 của Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao, ưu tiên hàng đầu trong năm nay là tiếp tục phát triển thị trường trong nước đối với hàng Việt bằng nhiều giải pháp như nâng cao năng lực cạnh tranh cho DN nhỏ thông qua hợp tác, tư vấn sản xuất và kinh doanh sản phẩm tại hai hệ thống siêu thị Co.opmart và BigC. Bên cạnh đó, triển khai hoạt động kết nối sản phẩm đặc sản, sản phẩm làng nghề với hệ thống phân phối ở các trung tâm tiêu dùng lớn; kết nối nhà sản xuất với mạng lưới phân phối tại 10 tỉnh, thành phố lớn trên cả nước…

Nếu trước đây, 77% NTD được hỏi ưa thích dùng hàng nước ngoài, thì hiện đã có 71% NTD ưa chuộng và sử dụng hàng Việt Nam. Có được điều này phải kể đến nỗ lực đáng ghi nhận của hệ thống phân phối, bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên, để hàng Việt chiếm lĩnh được kênh phân phối này, trước hết bản thân nhà sản xuất và nhà bán lẻ cần xác định ngay từ đầu những cam kết cùng đồng hành phát triển để mang lại lợi ích thiết thực cho NTD. Ngoài nâng cao chất lượng hàng hóa và giá thành sản phẩm hợp lý, các nhà sản xuất cần cập nhật và đầu tư công nghệ mới để có những sản phẩm có tính năng vượt trội, đón đầu xu thế tiêu dùng. Trong khi đó, nhà bán lẻ phải có đủ năng lực để tăng cường phát triển mạng lưới rộng khắp, nhằm đưa hàng Việt đến tận tay NTD và gia tăng tỷ trọng hàng Việt trong cơ cấu hàng hóa kinh doanh. Để giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh, thời gian qua, nhiều siêu thị đã liên kết trực tiếp với các nhà sản xuất, nông dân để thu mua sản phẩm, vừa tiết kiệm chi phí, vừa thu mua được hàng hóa nông sản tươi mới. Ngoài ra, nhà sản xuất hàng Việt chỉ thực sự có được một cầu nối bền chặt với NTD khi những ý kiến, góp ý của NTD thông qua nhà bán lẻ được nhà sản xuất tiếp nhận một cách đầy đủ để từ đó cùng phối hợp điều chỉnh, cải tiến sản phẩm nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của NTD.

LẬP HÓA ĐƠN MUA HÀNG

Nhà cung cấp là người trực tiếp phân phối hàng hóa cho mình, số lượng hàng hóa thường rất nhiều. Trong thực tế không chỉ có 1 nhà cung cấp mà có nhiều nhà cung cấp khác nhau cùng cung ứng hàng với số lượng mẫu mã khác nhau. Các bước dưới đây hướng dẫn bạn lập hóa đơn mua hàng trong phần mềm salesoft
1.            Nhập thông tin về hàng hóa muốn mua:
Cách 1: Chuyển từ Phiếu đặt hàng nhà cung cấp sang hóa đơn mua
-                      Chọn Mua hàng ==è Báo cáo ===è Báo cáo chi tiết đơn đặt hàng Nhà cung cấp
-                      Chọn Phiếu đặt hàng muốn chuyển; Bấm vào Xem chứng từ để gọi Phiếu đặt hàng đó ra.
Tại cửa sổ Phiếu đặt hàng Nhà cung cấp:
-                      Kiểm tra lại Nhà cung cấp có giao đúng mã hàng, số lượng, đơn giá hay không
-                      Bấm vào nút “Chuyển” =è Phần mềm gợi ý những phiếu có thể chuyển sang. Chọn “Hóa đơn mua hàng”
-                      Cửa sổ Hóa đơn mua hàng xuất hiện:
Trường hợp NCC giao hàng không đúng với Phiếu đặt hàng thì bạn sửa trực tiếp trên Hóa đơn mua hàng bằng cách bấm chọn trực tiếp vào ô cần sửa hoặc bấm vào nút hủy cả 1 dòng.
Cách 2: Chọn Mua hàng ====è Hóa đơn mua hàng
Bạn nhập đầy đủ thông tin vào và bấm Lưu.
Cách nhập giống như hướng dẫn của cách Lập Phiếu đặt hàng.
2.            Nhập thông tin Nhà cung cấp trừ trả các khoản tiền chiết khấu,  hỗ trợ
Trên hóa đơn mua hàng, tại mục Giảm giá, CK bạn bấm chọn nút “CK”
Cửa sổ theo dõi các khoản chiết khấu, hỗ trợ, giảm giá… của nhà CC hiện ra:
Phần mềm tự động liệt kê cho bạn các chương trình chiết khấu của Nhà cung cấp bạn đang muốn mua hàng ra. Bạn chọn các chương trình mà NCC trả tiền cho bạn trừ trên hóa đơn này ==è Phần mềm gợi ý số tiền hai bên đã quyết toán, số tiền NCC đã trả trước đó, số tiền trả lần này.
Chọn nút Chuyển xuống ==è Chấp nhận
3.            Chọn Hình thức thanh toán và Hạn thanh toán
Có 2 hình thức thanh toán là: Qua ngân hàng và Tiền mặt (nếu cần các hình thức khác thì khai báo thêm)
Chọn Hẹn thanh toán: Phần mềm sẽ cảnh báo Hóa đơn đến hạn thanh toán nhà cung cấp cho bạn
4.            Lưu hóa đơn
Bấm lưu hóa đơn
5.            In hóa đơn:
-                      Bạn gọi hóa đơn cần in (sửa trên mục số chứng từ rồi bấm enter)
-                      Tại mục Mẫu in: Chọn Mẫu in (in theo mẫu Hóa đơn bán buôn), Cũng có thể in sang các mẫu khác như Biên bản bàn giao kiêm nhận nợ, Phiếu xuất cho nhân viên. …chọn số bản in.
-                      Bấm xem in

-                      Bấm biểu tượng máy in, chọn loại máy in để in.

NGHIỆP VỤ ĐẶT HÀNG NHÀ CUNG CẤP

Hàng hóa lưu thông liên tục trong cửa hàng, siêu thị, đặt hàng nhà cung cấp là một nghiệp vụ gần như được thực hiện thường xuyên đối với các cửa hàng lớn. Vậy các bước để thực hiện nghiệp vụ đặt hàng như thế nào trong phần mềm quản lý bán hàng. Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây:
1.    Kiểm tra hàng tồn kho trước khi đặt hàng:
1.1 Kiểm tra  hàng tồn theo kho
Chọn QL kho ===è Báo cáo ==è Tổng hợp hàng tồn theo kho
Xuất hiện cửa số: Tổng hợp hàng tồn theo kho: Bạn có thể bấm chuột vào tên tiêu đề trên các cột để lọc dữ liệu giống như lọc filter trong excel.
Trường hợp bạn muốn 1 cột nào đó nằm gần cột nào để tiện cho việc so sánh thì bạn có thể bấm giữ chuột vào tên tiêu đề để di chuyển cột đến vị trí mong muốn.
1.2 Xem cảnh báo hàng tồn dưới định mức tồn tối thiểu:
Chọn Quản trị ===è Hệ thống cảnh báo ==è Cảnh báo hàng tồn ngoài định mức.
Lưu ý: Để cảnh báo này được chính xác và đầy đủ thì khi bạn khai báo mã hàng hóa phải chọn và khai báo số lượng tồn tối thiểu và tồn tối đa. Phần mềm sẽ căn cứ vào định mức tồn này để cảnh báo. Nếu không chọn định mức thì phần mềm hiểu mã hàng đó là không bị giới hạn số lượng tồn và không đưa vào cảnh báo.

1.3 Kiểm tra báo cáo xuất nhập tồn:
Khi cần thiết bạn có thể kiểm tra báo cáo xuất nhập tồn để biết được mức độ xuất – nhập – tồn hàng hóa như thế nào để có quyết định nhập chính xác hơn:
Chọn QL Kho ===è Báo cáo ===è Báo cáo xuất nhập tồn
Bạn chọn hàng hóa muốn nhập và bấm vào “Xem chi tiết” để biết được chi tiết quá trình xuất nhập tồn của từng mã hàng hóa
1.4 Kiểm tra mức độ tiêu thụ hàng hóa:
Bạn có thể tham khảo thêm các báo cáo bán hàng như:
-          Báo cáo hàng bán chạy:
Chọn Bán hàng ===è Báo cáo ===è Báo cáo hàng bán chạy
-          Báo cáo hàng hóa không có phát sinh:
Chọn Bán hàng ==è Báo cáo ===è Báo cáo hàng hóa không có phát sinh
-          Báo cáo hàng bán bị trả lại:
Chọn Bán hàng ==è Báo cáo ==è Báo cáo hàng bán bị trả lại
-          Báo cáo bán hàng theo giá:
Chọn Bán hàng =è Báo cáo ==è Báo cáo bán hàng theo giá
2.    Xem diễn biến giá nhập
Chọn Mua hàng ===è Báo cáo ===è Xem diễn biến giá nhập
Phần mềm tổng hợp diễn biến giá nhập trong khoảng thời gian bạn chọn

3.    Kiểm tra các đơn đặt hàng:
Kiểm tra xem các đơn đặt hàng đã được giao chưa. Vì đơn đặt hàng thường được cấu hình là không làm tăng kho nên bạn nên kiểm tra tránh việc đinh ninh hàng đã về kho và kiểm tra tồn kho thấy còn ít hàng lại tiến hành đặt mua tiếp, sau đó hàng bị dồn về kho quá nhiều:
Chọn Mua hàng ===è Báo cáo ===è Chi tiết đặt hàng nhà cung cấp
Báo cáo sẽ cho bạn biết những đơn đặt hàng nào đã được giao và những đơn nào chưa được giao. Và mức độ thiếu đủ  thế nào.

4.    Lập  phiếu đặt hàng nhà cung cấp:
Chọn Mua hàng ===è Phiếu đặt hàng nhà cung cấp

Xuất hiện cửa sổ Phiếu đặt hàng Nhà cung cấp
-          Mục ngày tháng: Chọn ngày tháng làm phiếu đặt hàng
-          Mục nhân viên: Chọn đúng tên nhân viên đặt hàng
-          Mục kho hàng: Chọn kho muốn đạt hàng về
-          Mục Nhà cung cấp: Chọn Nhà cung cấp đặt hàng
-          Mục ghi chú: Ghi chú thêm thông tin
-          Mục mã hàng:
+ Cách 1: Chọn mã hàng hóa đặt mua, chọn số lượng, đơn giá, ..=èbấm Chuyển xuống.
+ Cách 2: Bấm vào mục thêm hàng: Cửa sổ Chọn dữ liệu hàng hóa xuất hiện:
 Bạn chọn hàng hóa cần đặt hàng. Và lưu ý Mục Kho hàng và số lượng tồn ở góc trái cửa sổ Chọn dữ liệu hàng hóa sẽ cho bạn biết Hàng hóa cần đặt còn tồn trong kho nào với số lượng bao nhiêu.
Chọn xong hàng hóa cần đặt bạn bấm thoát khỏi cửa số dữ liệu hàng hóa.
-          Kiểm tra giá đặt mua:
Nếu bạn chọn hàng hóa từ mục Thêm hàng thì phần mềm sẽ tự động lấy giá đặt hàng theo giá nhập của nhà cung cấp. Nếu có sự thỏa thuận lại về giá cả, bạn nên kiểm tra giá. Nếu sai thì bạn bấm trực tiếp vào ô giá và sửa lại.
-          Mục ngày hẹn bàn giao: Bạn chọn ngày nhà cung cấp hẹn giao hàng.

Chọn xong các mục ===è Bấm “Lưu” để ghi lưu chứng từ.

Phần mềm quản lý bán hàng siêu thị

Phần mềm quản lý bán hàng siêu thị mi ni đã được ứng dụng rất rộng rãi và được khách hàng tin tưởng.

Tích ứng máy quét mã vạch, máy in mã vạch chuyên dụng, in trên giấy Tomi thường, tích hợp máy kiểm kho tự động, xuất dữ liệu hai chiều với excel…. và các tính năng nổi trội khác



Màn hình tổng quan


Giúp người lãnh đạo doanh nghiệp đưa ra những quyết định nhanh và chính xác cho các chi nhánh dựa trên hệ thống các báo cáo chính xác.


Giúp người quản lý doanh nghiệp tăng khả năng kiểm soát các hoạt động giao dịch của các cửa hàng, siêu thị trong toàn bộ hệ thống chuỗi của doanh nghiệp.


Khắc phục được tình trạng hàng tồn kho tại các chi nhánh và khai thác nguồn hàng từ các nhà cung cấp.


Cải tiến quy trình quản lý trong hệ thống chuỗi các cửa hàng, siêu thị.


Tiết kiệm thời gian giữa các khâu: mua hàng, bán hàng, kiểm kê hàng tồn kho và tính toán lập báo cáo.


Cắt giảm chi phí tồn kho và tránh tình trạng hết hàng tồn kho.

Giới thiệu sản phẩm

Việc lựa chọn một sản phẩm phần mềm bán hàng là quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về sản phẩm đó, xem xét sản phẩm có phù hợp và đáp ứng nhu cầu hiện tại của mô hình của đơn vị hay không? Vì điều đó cho phép chúng tôi trình bày những lý do tại sao bạn nên chọn chúng tôi! với thương hiệu phần mềm quản lý bán hàng salesoft.

Ứng dụng mã vạch trong bán hàng đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới và cả trong nước, tiện lợi – Nhanh chóng – Chính xác là điều mà các ứng dụng mã vạch mang lại vì thế phần mềm quản lý bán hàng Tiger Prolà phần mềm tích hợp mã vạch để mang lại hiểu quả đó cho quý khách hàng, in mã vạch từ phần mềm, tích hợp cân điện tử có mã vạch, đọc mã vạch …
 
Copyright © 2013. SALESOFT - All Rights Reserved